Thursday, June 23, 2016

Ép trẻ...điều bố mẹ tuyệt đối không nên

Bậc cha mẹ hiển nhiên ai cũng muốn làm những việc tốt nhất cho con mình. Nhưng đừng vì thế mà ép trẻ làm những gì mình muốn. Và đây là những điều các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên ép trẻ.
  1. Ép trẻ phải ăn dù không đói.
Trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí tuệ thì bạn cũng không nên áp dụng quá rập khuôn. Bố mẹ phải tin vào khả năng ăn uống của trẻ, hãy tạo cho bé cơ hội thèm ăn. Càng ép trẻ ăn càng dễ khiến bé có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. 

Theo chuyên gia, thường xuyên ép con ăn là chuyện lợi bất cập hại. Bé có thể ăn hết bát bột mà mẹ cố nhồi nhét. Song bé không thể hấp thu toàn bộ thức ăn do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động chuyển hóa như kẽm, L-Lysin, vitamin B1, B6… Hậu quả là gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ. Bữa ăn vốn là cuộc khám phá ẩm thực đầy hứng thú, bỗng biến thành cuộc tra tấn hệ tiêu hóa, làm nặng thêm tình trạng biếng ăn.
2. Ép trẻ làm việc con không thích
 Trẻ chỉ phát huy được khả năng và trí sáng tạo của mình ở lĩnh vực trẻ thực sự yêu thích, đam mê. Đừng bao giờ lấy quyền cha mẹ để áp đặt hay ra lệnh cho con phải làm điều này, tránh điều kia theo ý của mình. 
20160618-la-bo-me-khong-noi-nhung-dieu-nay-neu-khong-muon-con-vo-cam-1
Điều cần thiết ở đây là cha mẹ nên nhẹ nhàng phân tích, diễn giải cho trẻ hiểu và hợp tác. Cách làm này sẽ khiến trẻ tâm phục, khẩu phục và ngoan ngoãn hơn. Hãy tập cách làm bạn của con trước khi là cha mẹ.
3. Xin lỗi!!!
Đây là câu cửa miệng của một số phụ huynh khi thấy trẻ mắc lỗi. Thay vì nói giọng mệnh lệnh “Xin lỗi đi”, bạn hoàn toàn có thể ứng biến để thỏa lòng mẹ, nhẹ lòng con “Con sai rồi, con xin lỗi bạn đi!”…
20160110103843-a3
Dạy trẻ dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi các bậc cha mẹ cần nhớ những lưu ý sau:
  • Luôn khách quan
  • Không ép buộc
  • Khen ngợi khi trẻ nhận lỗi
  • Cha mẹ biết nói xin lỗi con
Read More

Thursday, May 26, 2016

Vân tay bạn thuộc nhóm tính cách nào?

Bạn có biết cách xác định tích cách của mình qua dấu vân tay chưa.  Việc xác định tích của bạn thân rất quan trọng, nếu bạn chưa xác định được tính cách của mình thì đây là phương pháp xác định tính cách qua dấu vân tay. Phương pháp này rất đơn giản với đội chính xác lên đến 95%.
van tay noi len tinh cach

Dấu vân tay của bạn là duy nhất, không có dấu vân tay nào trùng nhau. Tuy dấu vân tay không trung nhau nhưng theo các nhà khoa học thì vân tay được chia thành 3 chủng vân tay, và mỗi chủng vẫn tay sẽ có những tính cách riêng.

Chủng vân tay WHORL (vân xoáy)

Đặc tính của chủng vân tay WHORL là một người chủ động, mạnh mẽ, quyết tâm cao. Trong chủng này được phân ra 9 chủng chính như hình bên dưới tương ứng với mỗi tính cách khác nhau nhưng vẫn giữ được tính cách đặc trưng của chủng Whorl

Chủng vân tay ARCH

Đặc tính của chủng này là phong thái làm việc từng bước, làm việc trình tự. Chỉ chấp nhận vấn đề khi có chứng cứ rõ ràng, an toàn luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu, rất chân thành với bạn bè lâu năm đặc biệt là những người bạn mà họ tôn trọng.

Chủng vân tay LOOP

Đối với  UL (xoáy hướng về ngón út): linh động và thích nghi như nước, có khả năng bắt chước vượt trội, học nhanh trong môi trường và xã hội, thuộc mẫu người cộng đồng những nơi đông người. Vì vậy, họ rất thân thiện, cởi mở và lãng mạn.

Đỗi với RL (xoáy hướng về ngón cái): người có chủng vân tay này thường có tính cách mạnh, có lý tưởng riêng và phong cách độc đáo, thích làm việc với những suy nghĩ đối lập biểu hiện qua việc phán đoán, đánh giá và lập luận trái chiều nhưng vẫn linh động và bắt chước nhanh. Ở họ thích những điều huyền bí, có khả năng làm việc và kiểm soát mọi việc vào phút chót.


Read More

Tuesday, May 24, 2016

5 trò chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ

Trẻ con rất hứng thú khi được chơi với bố mẹ, vậy chúng ta nên tận dụng điều đó để vừa chơi vừa rèn luyện trí nhớ cho con. Sau đây là một vài trò chơi kích thích khả năng ghi nhớ cho trẻ.
Sau đây là 5 trò chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ.
Chơi cùng con bạn

1. Nhớ vật kể tên

Lấy ra 5 đồ vật bất kì, xếp theo thứ tự xác định, cho trẻ quan sát trong 10 giây, sau đó che lại và thử thách trẻ lần lượt kể tên theo thứ tự đã đặt.

2. Hát và kể chuyện

Hát và kể chuyện cho bé nghe, sau đó giả vờ bỏ qua một vài chữ hoặc kể sai một vài chi tiết để bé phát hiện và hát lại, hoặc nếu bé chưa phát hiện có thể chầm chậm nhắc nhở lại trẻ và lần sau trẻ sẽ nhớ kĩ hơn.

3. Phân biệt màu sắc

Bịt mắt trẻ lại sau đó hỏi bé những đồ vật trong nhà có màu gì, hoặc quần áo bé đang mặc có màu gì. Trẻ sẽ hứng thú hơn nữa nếu bố cũng bị bịt mắt và tham gia cùng chơi.

4. Mô tả bức tranh

Lấy ra 5 bức tranh khác nhau, cho trẻ quan sát một lúc , sau đó yêu cầu trẻ mô tả lại nội dung bức tranh mình thấy.

5. Mô tả con vật, đồ vật

Có thể hỏi bé con voi trong như thế nào hoặc máy bay có những bộ phận gì, để bé nhớ lại những lần được nhìn thấy và sau đó mô tả chi tiết cho bạn.
Read More

Tập luyện tay trái giúp trẻ phát triển não phải tốt hơn

"Trẻ thuận tay trái là dấu hiệu của Thiên Tài", theo các nhà khoa học nghiên cứu về não bộ, các bộ phận bên trái điều khiển não phải của bạn. Vậy có nghĩa là tập luyên tay trái giúp trẻ phát triển não phải tốt hơn.

Những người thuận tay trái thường nhanh nhẹn, hoạt bát hơn hẳn người thuận tay phải. Đa số chúng ta thường không sử dụng bán cầu não phải nhiều nên tay trái thường ngượng ngịu, không làm được gì.
Nếu con bạn thuận tay trái các bạn cũng nên tập cho con mình thêm tay phải để khi đi học không bị lạc lõng.

Đối với người thuận tay phải việc luyện tập tay trái sẽ kích thích hai bán cầu não phát triển đồng đều.
Tất nhiên mới đầu sẽ khó khăn nhưng bạn hãy kiên trì luyện tập, bạn sẽ thấy không những đôi tay mình khéo léo, mà ngay cả cơ thể cũng sẽ nhanh nhẹn và suy nghĩ nhanh trí hơn.
Read More

Nhưng phương pháp rèn luyện sự tập trung cho trẻ

Sự tập trung ở trẻ em không được tốt vì giai đoạn này nào phải vẫn đang phát triển, trẻ em vẫn đang suy nghĩ một cách chưa rõ ràng, và rất khó để tập trung vào một việc nào đó.
Vậy làm thế nào để rèn luyện sự tập trung cho trẻ, đó không phải một việc dễ dàng. Sau đây là nhưng phương pháp rèn luyện sự tập trung cho trẻ.

1.Tận dụng tính hiếu kì của trẻ

Trong thực tế chúng ta quan sát thấy, những đồ chơi biết chuyển động, tạo âm thanh sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ nhiều hơn.
Ví dụ: như xe, búp bê biết đi, con vật biết kêu,...sẽ làm tính hiếu kì của trẻ trỗi dậy, trẻ sẽ tập trung quan sát, khám phá và dần dần sẽ tạo thành thói quen.

2.Tận dụng những hoạt động thường ngày

Bạn có thể sử dung các đồ vật trong phòng để rèn luyện trí nhớ và sự tập trung của trẻ, vì đây là những đồ vật và vị trí mà trẻ thương gặp hàng ngày.

Ví du: Hôm nay bạn thay đổi đồ vật gì đấy trong phòng của trẻ, thì sau đó bạn nên dặt câu hỏi “Con có thấy sự thay đổi nào trong phòng mình không?”, bé nhất định sẽ tập trung quan sát, và sẽ nhớ lại căn phòng trước đây để so sánh với căn phòng hiện tại. Đây là phương pháp tốt giúp bé rèn luyện sự tập trung và trí nhớ.

3.Tận dụng sự hứng thú của trẻ

Thường thì trẻ sẽ tập trung và làm cẩn thận những gì chúng thích, vậy bạn hay tận dụng sự hứng thú đó để rèn luyện sự tập trung cho trẻ.

4. Tận dụng mọi giác quan của cơ thể

Việc cho trẻ xem, đọc và nghe lại những gì mình vừa đọc sẽ giúp trẻ nhớ tốt hơn, vì lúc này trẻ đã dùng các giác quan để cảm nhận.

Sức tập trung rất quan trong không chỉ đối với trẻ mà ngay cả người lớn. Vậy nên bạn hãy dùng những phương pháp rèn luyện sự tập trung cho trẻ để tạo cho con mình những thói quen thành công tốt, giúp nuôi dạy con thành tài.
Read More

Sai lầm của các mẹ về nước hoa quả

Ai cũng biết, nước hoa quả rất tốt cho sức khỏe của mẹ và các bé. Nhất là trong những ngày hè oi bức, nước hoa quả chính là thức uống giải khát tuyệt vời cho bé. Nhưng nếu uống nước hoa quả không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ.
Vậy nên các mẹ hãy lưu ý vài điều sau để bổ sung chất dinh dưỡng từ hoa quả cho bé hấp thu một cách tốt nhất nhé!

KHÔNG NÊN CHO CON UỐNG NƯỚC HOA QUẢ VỚI SỮA

Các mẹ thường suy nghĩ nếu kết hợp sữa và nước hoa quả sẽ làm tăng độ ngon và thích thú cho bé khi uống. Tuy nhiên, việc này là cực kỳ sai lầm nhé!
Không nên uống sữa pha nước hoa quả, vì dù ít hay nhiều trong nước hoa quả đều chứa axit dễ gây kết tủa với protein trong sữa làm bé khó tiêu khi uống và khó hấp thụ vào cơ thể. Dễ gây các triệu chứng biến ăn, đau bụng ở trẻ,…

Cho trẻ uống nước hoa quả một cách lành mạnh


CHO TRẺ UỐNG NƯỚC ÉP ĐÓNG HỘP

Trong các loại nước uống đóng hộp được quảng cáo trên tivi hay các siêu thị đều đảm bảo là chiết suất tự nhiên. Tuy nhiên, dù sao thì hàm lượng hoa quả tươi trong thức uống đóng hộp sẽ rất ít, hầu hết là các hương liệu kèm theo các phụ gia thực phẩm, đôi khi có cả chất bảo quản. Thực sự không thể tốt như nước ép hoa quả tươi mà bạn chế biến tại nhà đảm bảo từ 100% hoa quả nguyên chất được.

CHO TRẺ UỐNG NƯỚC ÉP HOA QUẢ THAY NƯỚC LỌC.

Với khi hậu nhiệt đới khá nóng nực vào mùa hè ở Việt Nam. Nhiều bà mẹ chọn nước hoa quả để thay thế nước lọc cho trẻ, vừa để hạn chế mức độ uống nước ngọt của bé. Tuy nhiên việc này không tôt như các mẹ nghĩ, bé có thể uống sữa nhiều hoặc nước lọc nhiều trong ngày, còn không nên uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày, do lượng axit trong dạ dày sẽ tăng cao khi uống nhiều nước ép, thay vì tốt cho sức khỏe sẽ còn gây cho trẻ cảm giác mệt mỏi, có hại nhiều cho sức khỏe của bé

THAY THẾ HOÀN TOÀN VIỆC ĂN HOA QUẢ HOÀN TOÀN BẰNG NƯỚC ÉP

Mặc dù đã có nước ép trong ngày thì các mẹ vẫn nên bổ sung thêm hoa quả trong các bữa ăn. Vì các hoa quả chứa nhiều xenlulose, giúp tăng cường nhu động ruột, giúp bé nhuận tràng, hạn chế việc táo bón ở trẻ. Ngoài ra việc ăn hoa quả trực tiếp giúp bé hoạt động răng để nhai nghiền thức ăn dạng hoa quả, phát triển cơ răng.  Một số loại quả còn giúp làm chắc răn, trắng sạch như dâu tây, chuối,…


UỐNG THUỐC BẰNG NƯỚC HOA QUẢ

Nhằm giảm độ đắng của thuốc, hay giúp trẻ uống thuốc dễ hơn, nhiều bố mẹ đã dùng nước hoa quả, sữa, … để cho trẻ uống thuốc. Nhưng ngoại trừ nước lọc, bác sĩ hoàn toàn không khuyến khích sử dụng loại nước khác để uống thuốc. Trong nước hoa quả có chứa các thành phần hóa học riêng biệt có thể ảnh hưởng tới chất lượng thuốc hoặc khả năng hấp thụ, chữ trị của thuốc với cơ thể trẻ

LỜI KHUYÊN SỬ DỤNG NƯỚC HOA QUẢ CHO BÉ

  •  Độ tuổi: bé từ 1 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng nước hoa quả.  
  • Thời điểm: sau bữa ăn hoặc sau khi bé bú sữa tầm 1 tiếng.
  • Liều lượng: Nên tập dần cho bé từ nhỏ mỗi ngày một ít từ 5 -10ml (có thể pha loãng với nước ấm để trẻ dễ hấp thụ ban đầu). Khi bé lớn hơn, có thể uống từ 2 – 3 lần/ ngày, từ 15 - 20ml.
  • Vệ sinh: nên chọn hoa quả có nguồn gốc rõ ràng, ngâm rửa sạch sẽ trước khi chế biến, vệ sinh dụng cụ chế biến trước và sau khi xay ép.
  • Quan sát phản ứng của bé: trong 24h ta có thể nhận ra một số biểu hiện của trẻ nếu dị ứng với hoa quả hay chất trong hoa quả để kịp thời nhận biết mà thay đổi
  • Nên thay đổi nhiều loại hoa quả để ép xen kẽ trong tuần, không nên uống một loại hoa quả quá lâu trong 7 -10 ngày

Read More

Monday, May 23, 2016

11 mô hình cơ bản của dấu vân tay


1. Simple Arch
Dấu vân tay Simple Arch
Mô tả: Đồi hình, đầu cong, không có tam giác điểm.
2. Tented Arch 
Dấu vân tay Tented Arch
Mô tả: Như hình lều trại với một đầu  nhọn.
3.  Ulnar Loop
Dấu vân tay Ulnar Loop
Mô tả: Như hình một thác nước chảy về phía ngón tay út với một tam giác điểm.
4. Radial Loop
Dấu vân tay Radial Loop
Mô tả: Như hình thác nước chảy về phía ngón tay cái với một tam giác điểm.
5. Concentric Whorl
Dấu vân tay Conentric Whorl
Mô tả: Bắt đầu từ trung tâm của vòng tròn nhỏ rồi lây lan ra những vòng tròn đồng tâm, với hai  tam giác điểm.
6. Spiral Whorl
Dấu vân tay Sprial Whorl
Mô tả: Một mô hình xoắn ốc bắt đầu từ trung tâm và di chuyển ra phía ngoài, có hai tam giác điểm.
7.  Elongated Whorl
Dẫu vân tay Elongated Whorl
Mô tả: Vòng tròn biến thành hình bầu dục dài, có hai tam giác điểm.
8.  Imploding Whorl              
Dấu vân tay Imploding Whorl
Mô tả: Hai tâm ở giữa, bao quanh bởi nhiều lớp của vòng tròn.
9. Composite Whorl    
Dấu vân tay Composite Whorl       
Mô tả : Hai dòng nước cuộn vào nhau giống như hình Taichi.
10. Peacock’s Eye
Dấu vân tay Peacock's Eye
Mô tả: Như đôi mắt của con công, trung tâm bao gồm nhiều vòng tròn hoặc xoắn ốc, kết thúc của mỗi vòng được kết nối bởi một đường thẳng.
Đặc điểm: Sâu sắc, có phẩm chất lãnh đạo, có tính nghệ thuật.
11. Variant  
Dấu vân tay Variant    
Mô tả: Có sự kết hợp của hai hay nhiều vòng xoắn, vòng trụ hoặc vòm đơn giản với hai hoặc nhiều tam giác điểm.
Read More